Pin lithium ion để lâu không sử dụng có sao không?
Pin lithium mới mua, để lâu không dùng có hỏng không?
Câu trả lời là có.
Ví dụ pin 14.8V 2200mAh, khi rời nhà máy chúng được sạc ở mức 30% tức 600 mAH , tuy nhiên do hiện tượng tự xả mà đôi khi người ta gọi là pin rò. Mặc dù tự xả rất nhỏ, (khoảng 10 microampe / giờ) và trong điều kiện thường không đáng kể, nhưng trong thời gian dài nó có thể tính thành 1-2mA trong một ngày. Vì vậy, với pin có trạng thái sạc 30% mới từ nhà máy, pin này dự kiến sau 1 năm là cạn kiệt hoàn toàn. Ngoài ra trong pin có mạch IC, BMS, và các trở khác cũng góp phần tiêu tốn điện và làm ngắn khoảng thời gian này lại. khi lượng điện trong pin hoàn toàn cạn kiệt, màng phân tách khô cong, và lượng chất điện phân về 0, pin mất khả năng kích hoạt lại, chính là khi bạn thấy pin bị lỗi hoặc không nhận sạc nữa.
Vì vậy nếu bạn mua pin mới về, chưa kịp sử dụng chúng, thì đừng để pin lưu kho tới 4-5 tháng nhé. Hãy mang chúng ra sạc bán phần tới khoảng 40% và kiểm tra áp định kỳ 2 tháng/ lần.
Pin lithium-ion đã dùng một thời gian và bỏ quên không sử dụng
Pin li-ion bị bỏ quên lâu ngày không sử dụng là một trường hợp không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn phải hiểu pin li-ion là một nguồn cấp điện, mang tới sự tiện lợi về năng lượng, nhưng khi sử dụng phải tuân thủ nguyên tắc về an toàn. Trong công nghiệp, loại pin này được vận hành bởi những người được đào tạo, có hiểu biết về kỹ thuật.
Đối với pin li-ion đang sử dụng, khi bị dùng cạn kiệt tới điện áp bảo vệ (protection voltage), thì mạch bảo vệ sẽ tự động cắt điện. Lúc này pin còn rất ít điện, chỉ tầm 5%. Sau đó, nếu bạn bỏ quên pin trong thời gian dài thì sẽ có các hiện tượng sau xảy ra:
- Pin cạn kiệt hoàn toàn, đôi khi không bật lên được nữa (nhiều người gọi là pin bị LỖI): Hiện tượng này là do tự xả (self discharge) hay còn gọi là già đi tự nhiên theo thời gian vốn là đặc tính điển hình của li-ion. Ngoài ra, các linh kiện điện tử đính kèm khối pin như mạch, BMS… cũng ngốn điện liên tục. Nếu không sử dụng trong nhiều tháng, pin lithium đã sạc đầy cũng có thể cạn kiệt hoàn toàn.
- Pin bị xuống cấp: mất dung lượng không phục hồi lại được: Sau một thời gian không sử dụng và “bỏ quên”, bạn lôi pin ra sạc rồi dùng lại và thấy chúng nhanh hết pin. Lý do là vì các phản ứng hóa học bên trong pin đã tạo thành lớp màng SEI trên cathode hoặc xảy ra hiện tượng mạ lithium trên anode. Các ion lithi thay vì di chuyển tự do bị “giữ lại” một cách không mong muốn và làm giảm khả năng tích điện của pin. Xem thêm: Các nguyên nhân khiến pin li-ion chết
- Tăng điện trở bên trong: Lớp màng phủ trên cathode SEI cũng làm tăng điện trở bên trong pin. Điện trở cao làm giảm khả năng xả (cấp dòng điện) và giảm tuổi thọ của pin. Xem thêm Nội trở cao ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của pin
- Cháy nổ khi sạc lại: Đây là hiện tượng hi hữu và là tai nạn nguy hiểm đến tính mạng của người dùng. Lý do phần lớn do bạn đi cạn kiệt pin, rồi bỏ quên một thời gian dài, hiện tượng tự xả làm pin dần dần bị rơi xuống mức điện áp <2.0V/ cell. Đây là lúc mà các nhánh hình cây tiếng anh gọi là “dendrites” xuất hiện trên bề mặt lớp mạ lithium ở anode. Màng phân tách từ vai trò cách điện bỗng trở thành dẫn điện, và chính là hiện tượng “ngắn mạch” xảy ra trong pin.
Kết luận
Vì vậy, khi không có ý định sử dụng pin li-ion trong thời gian dài, bạn vui lòng tuân thủ hướng dẫn Bảo quản và lưu kho pin lithium-ion đúng cách
Khi sử dụng hết pin, bạn phải sạc lại pin, nếu không pin sẽ hỏng.