Cách dập lửa đám cháy pin lithium thực tế nhất
Đám cháy pin lithium có dập được không?
Câu trả lời là có, sử dụng rất nhiều nước, cát hoặc bình cứu hỏa gốc nước loại D.
Đám cháy pin xe điện trong thời gian qua làm dấy lên quan ngại vô cùng trong dân chúng do hiểu biết về công nghệ mới này còn hạn chế, đám cháy gần như “vô Phương cứu chữa” đồng thời rất thảm khốc. Tuy nhiên thực tế cho tới nay, các nước phát triển trên thế giới đều đã chuyển sang dùng xe điện. Ở Trung Quốc, công nghệ pin lithium đã bắt đầu từ 15 tới 20 năm trước, và kết quả hiện nay là một làng pin đồ sộ với các thương hiệu lớn đặt nhà máy sản xuất tại đây như Samsung, LG, Lishen, Gotion,.. Một người bạn của tôi ở Shenzhen nói: “Trên đường phố hiện nay hầu như không có xe chạy xăng, chỉ có các cụ già hoặc các miền quê vẫn còn sử dụng loại xe này”. Vậy chúng ta cùng đào sâu thực tế để có một cái nhìn cặn kẽ hơn về công nghệ mới tiên phong này bạn nhé.
Tỷ lệ cháy của pin xe điện so với xe xăng
Thống kê trên toàn cầu của Công ty EV FireSafe của Australia cho thấy, chỉ có khoảng 0,0012% xe ô tô điện bốc cháy từ năm 2010 đến năm 2023 trong tổng số xe điện lưu hành. Tỉ lệ này với các xe chạy xăng, dầu là 0,1%, tương đương khả năng hỏa hoạn xe xăng cao gấp 80 lần so với xe điện.
Theo các chuyên gia, khả năng cháy rất thấp của pin xe điện xuất phát từ hàm lượng công nghệ cao trên hệ thống này. Pin trên xe điện được bảo vệ an toàn ngay từ lớp vỏ chống cháy kết hợp cảm biến giúp nhanh chóng cách ly nguồn nhiệt khi có sự cố.
Vật liệu sản xuất pin hiện cũng được cải tiến giúp ổn định hơn ở nhiệt độ cao, như việc sử dụng vật liệu silicon cho cực dương của hệ thống pin. Ngoài phần cứng, pin trên xe điện cũng được kiểm soát nhờ hệ thống quản lý pin (BMS) – “bộ não” giúp theo dõi và can thiệp ngay khi mọi chỉ số vượt mức cho phép.
Dù an toàn và có tỉ lệ cháy nhỏ nhưng giới chuyên gia cũng khuyến cáo, người sử dụng xe điện nói riêng cũng như người dùng pin lithium-ion nói chung cần lựa chọn hãng sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng và hiểu rõ cách sử dụng để không lạm dụng pin dẫn tới hậu quả thảm khốc.
Đám cháy pin lithium có dập được bằng nước không?
Câu trả lời ngắn gọn là Có. Lý do: nước giúp hạ nhiệt nhanh chóng. Đặc biệt, khi đám cháy ở phạm vi lớn, nước là biện pháp duy nhất.
Cách dập lửa pin lithium bằng nước
Cách hiệu quả nhất là ngâm pin đang cháy vào thùng nước. Đối với các nhà máy lớn, luôn có hệ thống chữa cháy bằng nước đạt chuẩn. Khi cell pin vì tai nạn bất trắc phát nổ, hãy lập tức cô lập pin và ném pin vào chậu nước. Nếu có thể hãy lập tức loại trừ/ cô lập các nguồn cháy khác như xăng, vải, giấy hoặc chập điện…. sang khu vực khác. Cháy và phát nổ dây chuyền là điều nguy hiểm ở pin lithium. Đám cháy này không cần ô-xi, vì vậy cách duy nhất chúng ta kiểm soát được là làm giảm nhiệt độ nhanh chóng bằng cách dội nước, làm lụt, phun bình chữa cháy gốc nước, hạn chế cháy lan.
Để tránh việc pin tiếp tục âm ỉ và nổ lan sau khi đã khống chế được lửa, người ta thường làm ngập khu vực này hoặc tiếp tục dội nước để kiểm soát nhiệt độ.
Bình cứu hỏa thông thường bán trên thị trường ABCE có dập được lửa đám cháy pin không?
Câu trả lời ngắn gọn là không.
Các bình cứu hỏa ABCE hoạt động trên nguyên tắc phun CO2 ngăn cản việc đám cháy nhận được ô-xi để tiếp tục cháy. Tuy nhiên, đám cháy pin không cần ô-xi. Vì vậy cần hạ nhiệt đám cháy và cô lập cell pin với nhau, tránh cháy lây lan phát nổ dây chuyền.
Bình cứu hỏa nào dập được lửa pin lithium?
Câu trả lời ngắn gọn: Bình chữa cháy pin lithium có mác loại D hoặc có chứng chỉ KIWA. Tuy nhiên hiện nay loại bình này rất đắt và không phổ biến trên thị trường. Thành phần có tới 98% là nước. Thực tế là các nhà máy làm pin lớn thường trang bị loại bình chữa cháy gốc nước thông thường rất rẻ. Tuy nhiên ngay cả loại này ở nước ta cũng ít người mua.
Sau nhiều thử nghiệm của Hiệp hội Phòng cháy Chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn Việt Nam: “Việc sử dụng bình chữa cháy gốc nước sẽ giúp dập lửa nhanh chóng, không đòi hỏi quá nhiều kĩ năng và công sức”
Bình chữa cháy gốc nước có thể dập tắt đám cháy từ pin xe điện trong 2-4 phút.
Sau khi kích cháy hệ thống pin trên xe, các chuyên gia đã thử dùng nhiều cách để dập tắt đám cháy. Kết quả cho thấy, bình chữa cháy sử dụng công nghệ nước và foam đặc biệt có thể dập tắt được đám cháy trong thời gian 4 phút. Sau khi đám cháy được dập tắt, các viên pin không có hiện tượng nổ, không có khói, nhiệt độ giảm sâu dưới 60 độ C.
Đặc biệt, bình chữa cháy sử dụng dung dịch chữa cháy gốc nước – công nghệ bọc phân tử có thể dập tắt đám cháy trong thời gian 2 phút. Sau khi đám cháy được dập tắt, các viên pin không có hiện tượng nổ, không có khói, nhiệt độ giảm sâu, dưới 60 độ C.
“Chúng tôi đã thử các bình chữa cháy trên thị trường và kết quả cho thấy, sử dụng bình gốc nước sẽ giúp chữa cháy nhẹ nhàng và nhanh chóng, không đòi hỏi quá nhiều kĩ năng và công sức”, ông Trần Thành Vinh, Trưởng Ban Khoa học Kĩ thuật VFRA cho biết.
Các biện pháp thực tế khác
Dùng cát:
Cát là nguyên liệu rẻ tiền có thể dập tắt đám cháy. Các nhà máy sản xuất pin lithium cũng có sẵn cát để phục vụ công tác dập lửa khi cần thiết. Các chuyên gia ở Việt Nam cũng đã thử dập tắt đám cháy tương tự bằng cát và cho thấy có hiệu quả với điều kiện nhất định (phải tác động để xe đổ xuống sàn và sử dụng lượng cát đủ lớn để bao phủ đám cháy).
Trong không gian hẹp: dùng hệ thống cứu hỏa aerosol.
Khi pin lithium vì tai nạn không mong muốn phát nổ, nếu trong không gian hẹp có gắn sẵn hệ thống này, hệ thống lập tức kích hoạt và dập lửa rất hiệu quả, cô lập ngay đám cháy.
“Chăn chống lửa”
chuyên dụng cho các đám cháy pin xe điện. Mục đích của chăn này phần lớn là cô lập đám cháy, thường được sử dụng chuyên nghiệp bởi các chiến sỹ cứu hỏa.
Kết luận: Công nghệ pin lithium đang thay đổi càng ngày càng nhanh hơn.. Ngày nay, các chuyên gia đã làm ra loại pin không có chất điện phân (chính là nguyên nhân gây cháy không kiểm soát), tuy nhiên giá thành còn cao và chưa phổ biến. Chúng ta hãy hi vọng công nghệ sẽ xử lý triệt để hạn chế về giảm thiểu rủi ro trong bất trắc